Huế 24h
Tọa đàm về bản di chúc của vua Tự Đức & tấm bản đồ của quân đội triều đình Huế
16:41 | 10/07/2018

Trong khuôn khổ chương trình hoạt động của Liên hiệp các Hội VHNT TT. Huế, Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa của Tạp chí Sông Hương, chiều 10/7, Liên hiệp các Hội VHNT TT.Huế phối hợp với tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi toạn đàm về bản di chúc của vua Tự Đức & tấm bản đồ của quân đội triều đình Huế do nhà nghiên cứu Trần Viêt Ngạc diễn giải.

Tọa đàm về bản di chúc của vua Tự Đức & tấm bản đồ của quân đội triều đình Huế
Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc tại buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc đã diễn giải 2 vấn đề chính, cụ thể như sau: Bản di chúc của vua Tự Đức và hoàng tử trưởng; Một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn mà Pháp tịch thu được ngày 15/9/1859 hiện lưu trữ tại Bảo tàng Lưu trữ Quốc gia Pháp.

Tọa đàm về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn.
Tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn.

Bản đồ quân sự của triều đình Huế được vẽ năm 1858 và được lưu giữ tại Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Paris. Năm 2003, tại Pháp có một cuốn sách quý thu thập được nhiều tài liệu về Đông Dương, mãi đến năm 2015, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc được những người bạn ở Pháp tặng sách và thông qua nhiều kênh tư liệu khác nhau nên nhà nghiên cứu đã tìm được bản đồ. Lúc đó bản đồ đã được chụp lại, scan và đánh số ký hiệu nhưng rất mờ và không thể đọc được. Sau đó nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc tìm hiểu thêm từ bản đồ đen trắng của vua Tự Đức  có vẽ núi sông và Đại Nam nhất thống toàn đồ, bản đồ  vẽ dưới thời Minh Mạng (1838), trong đó có nhiều chi tiết về thủy - hải lộ. Tác giả đã dựa vào hai bản đồ và ước lệ, bổ sung thông tin trên bản đồ quân sự và đọc rõ gần hết bản đồ.


Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch Phụ trách Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi tọa đàm
 
 
Tại buổi tọa đàm, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc cũng đã phân tích về bản di chúc của vua Tự Đức. Vua Tự Đức vì mắc bệnh từ nhỏ nên cơ thể gầy yếu. Ông có tới 300 bà vợ, cung phi nhưng không có con. Không có người nối dõi, ông vua hay chữ phải chọn nuôi 3 con đều trong hoàng tộc, trong đó có vua Dục Đức sau này. Vua Dục Đức tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Ái, sau được Tự Đức đổi thành Nguyễn Phúc Ưng Chân. Mặc dù trong di chiếu, vua Tự Đức đã phê phán vua Dục Đức rất nặng nề “Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám, sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã làm nên việc lớn, nước có vua lớn tuổi điều này may mắn cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây”, nhưng trong hoàn cảnh loạn lạc thời bấy giờ của nước ta, vua Tự Đức phải chọn một vị vua lớn tuổi để kế vị, và buộc phải chọn vua Dục Đức lên ngôi.
 
 
Quỳnh Chi
 
 
 
 
 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng