Những năm cuối thế kỷ XIX - đầụ thế kỷ XX, nền giáo dục Nho học Việt Nam suy yếu bởi sự thay thế từng bước đi đến chiếm lĩnh của nền giáo dục Tây học. Từ năm 1906, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cải cách nền giáo dục, khoa cử trên tóàn cõi Đông Đương. Ở Kinh đô Huế, khoa thi Hương cuối cùng năm 1918, năm 1919 là khoa thi Hội và sau đó hoàng đế Khải Định ban Dụ tuyên bố về việc áp dụng luật Giáo dục mới vào ngày 14/7/1919, chính thức đặt dấu chấm hết cho khoa cử Nho học để chuyển sang hệ thống giáo dục kiểu mới - giáo dục nhấn mạnh tri thức thực hành thông dụng.
Triển lãm thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng
Giáo dục Nho học thời Nguyễn phát triển qua nhiều giai đoạn thịnh suy khác nhau nhưng đã gánh vác được sứ mệnh mà lịch sử đã giao phó, đồng thời từng bước tạo ra một tầng lớp sĩ phu có khí tiết, đức độ, có uy tín trong nhân dân.
Hộp gỗ và ống đựng Sác phong được sơn thếp
Hộp mực và bút bằng bạc
Triển lãm là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục trong việc tìm hiểu sâu hơn về lịch sử giáo dục Việt Nam, từ đó có những hoạch định, chính sách... phù hợp để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến nhưng vẫn giữ được những giá trị cốt lõi mà giáo dục Nho học đã mang lại trong lịch sử.
Triển lãm diễn ra từ nay (23/12), đến hết ngày 23/3/2020, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, số 03 Lê Trực, thành phố Huế.