Huế 24h
Khai trương không gian Tàng Thư Lâu và giới thiệu nguồn thư tịch của Triều Nguyễn
08:38 | 16/03/2021

Chiều 15/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức khai trương không gian Tàng Thư Lâu và giới thiệu nguồn thư tịch của Triều Nguyễn.

Khai trương không gian Tàng Thư Lâu và giới thiệu nguồn thư tịch của Triều Nguyễn

Đến dự có ông Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành cấp tỉnh và các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Huế...

Tàng Thư lâu là một công trình xây dựng trên hồ Học Hải (vốn là một đoạn trong dòng chảy cũ của sông Kim Long, được nắn lại dưới thời vua Gia Long) vào năm 1825, dùng làm nơi lưu các công văn cũ của cơ quan và lục bộ triều đình nhà Nguyễn. Đây có thể coi là một Tàng Kinh các của Việt Nam dưới triều Nguyễn lưu trữ các tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của đất nước. Chỉ riêng số địa bạ thời Gia Long và Minh Mạng lưu trữ ở đây đã lên đến 12.000 tập. Có thể nói Tàng Thư lâu rất quan trọng trong việc chứa các tài liệu và địa bạ, giấy tờ quan trọng lúc bấy giờ.

Có thể là hình ảnh về ngoài trời
Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải

Có thể là hình ảnh về ngoài trời
Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải

Có thể là hình ảnh về ngoài trời
Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải

Có thể là hình ảnh về ngoài trời và tượng đài
Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải

Tuy nhiên, theo thời gian, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2014, Dự án trùng tu, phục hồi Lầu Tàng Thư được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện, đến nay đã hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế định hướng xây dựng nơi đây thành trung tâm lưu trữ tư liệu mang tầm cỡ quốc gia và khu vực. Hiện ở Tàng Thư lâu đang lưu trữ 3 loại hình (tư liệu thành văn, tư liệu video, tư liệu hình ảnh) với hơn 70.000 đầu sách, tư liệu thuộc nhiều thể loại và dạng thức khác nhau như sách Hán Nôm, thư tịch cổ, các công trình biên khảo về nhà Nguyễn, sách mỹ thuật, kiến trúc, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ học, bản đồ... cùng nhiều hiện vật, văn bia, bản khắc, video tư liệu hình ảnh.

 

 

Quỳnh Chi

 

Các bài mới
Các bài đã đăng