Tin văn nghệ
Hà Nội: Ngắm cổ vật sơn son thếp vàng hàng trăm năm tuổi
14:08 | 07/08/2017
Nhiều cổ vật trong một trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia được làm bằng gỗ sơn son thếp vàng thuộc loại quý hiếm, trong đó có những hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu, thể hiện quan niệm nhân sinh, tư duy thẩm mỹ, bàn tay tài hoa của cha ông thời kỳ Lê, Nguyễn thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX - giai đoạn phát triển rực rỡ của nghề làm đồ sơn và sơn son thếp vàng.
 
Hà Nội: Ngắm cổ vật sơn son thếp vàng hàng trăm năm tuổi
Trưng bày "Nét vàng son – Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng" tại bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu gần 100 tài liệu, hiện vật đồ gỗ sơn thếp quý hiếm có từ thời Lê, Nguyễn. Để tạo không gian gần gũi, trưng bày được tổ chức thành các tổ hợp tái

Bức tượng bằng gỗ sơn thếp có từ thể kỷ 18. Thời Lê, Nguyễn (thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX) được coi là giai đoạn phát triển rực rỡ của nghề làm đồ sơn và sơn son thếp vàng.
Bức tượng bằng gỗ sơn thếp có từ thể kỷ 18. Thời Lê, Nguyễn (thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX) được coi là giai đoạn phát triển rực rỡ của nghề làm đồ sơn và sơn son thếp vàng.

Cận cảnh nét chạm khắc tinh xảo kết hợp màu đỏ của sơn, ánh sáng của vàng tạo nên bức tượng sư tử sinh động, quyền quý.
Cận cảnh nét chạm khắc tinh xảo kết hợp màu đỏ của sơn, ánh sáng của vàng tạo nên bức tượng sư tử sinh động, quyền quý.

Tượng nghê bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ 19. Các hiện vật trưng bày lần này được lựa chọn từ bộ sưu tập đồ gỗ sơn thếp do Bảo tàng Lịch sử quốc gia sưu tầm, lưu giữ trong nhiều năm qua.
Tượng nghê bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ 19. Các hiện vật trưng bày lần này được lựa chọn từ bộ sưu tập đồ gỗ sơn thếp do Bảo tàng Lịch sử quốc gia sưu tầm, lưu giữ trong nhiều năm qua.

Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ 19. Đồ gỗ sơn thếp được gắn với những nơi tôn nghiêm, trang trọng như chốn cung đình hay nơi thờ tự.
Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ 19. Đồ gỗ sơn thếp được gắn với những nơi tôn nghiêm, trang trọng như chốn cung đình hay nơi thờ tự.

Phù điêu Thập điện Diêm vương (5/10 tấm) bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ 17-18. Theo Phật giáo Á Đông trong đó có Việt Nam, Thập điện Diêm Vương là các vị thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người ở địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.
Phù điêu Thập điện Diêm vương (5/10 tấm) bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ 17-18. Theo Phật giáo Á Đông trong đó có Việt Nam, Thập điện Diêm Vương là các vị thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người ở địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.

Cận cảnh phù điêu Thập điện Diêm Vương cho thấy trình độ chạm khắc tinh xảo, kỹ thuật sơn, thếp tinh tế của người thợ xưa tạo nên tác phẩm sinh động.
Cận cảnh phù điêu Thập điện Diêm Vương cho thấy trình độ chạm khắc tinh xảo, kỹ thuật sơn, thếp tinh tế của người thợ xưa tạo nên tác phẩm sinh động.

Tượng Bồ Tát Quan Âm bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ 17-18.
Tượng Bồ Tát Quan Âm bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ 17-18.

Tượng Bồ Tát Quan Âm nằm trong bộ thờ các chư Phật sơn son thếp vàng. Đồ gỗ sơn thếp không chỉ thể hiện quan niệm nhân sinh, tư duy thẩm mỹ, bàn tay tài hoa của cha ông mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử, nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng...
Tượng Bồ Tát Quan Âm nằm trong bộ thờ các chư Phật sơn son thếp vàng. Đồ gỗ sơn thếp không chỉ thể hiện quan niệm nhân sinh, tư duy thẩm mỹ, bàn tay tài hoa của cha ông mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử, nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng...

Tượng Văn Thù Bồ Tát bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ 17-18, nằm trong bộ thờ các chư Phật sơn son thếp vàng.
Tượng Văn Thù Bồ Tát bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ 17-18, nằm trong bộ thờ các chư Phật sơn son thếp vàng.

Lư hương có từ thế kỷ 17-18 được chạm khắc rất cầu kỳ, nằm trong bộ đồ thờ gồm hương án, khám thờ, ngai thờ, sập thờ, bài vị, hộp đựng sắc phong, bình, lọ hoa, lỗ bộ, hoành phi câu đối…
Lư hương có từ thế kỷ 17-18 được chạm khắc rất cầu kỳ, nằm trong bộ đồ thờ gồm hương án, khám thờ, ngai thờ, sập thờ, bài vị, hộp đựng sắc phong, bình, lọ hoa, lỗ bộ, hoành phi câu đối…

Bình phong gỗ sơn thếp thời Nguyễn. Những năm gần đây, sự phục hưng trở lại của tôn giáo tín ngưỡng giúp nghề điêu khắc tượng gỗ và dát vàng có điều kiện phát triển trở lại, nhưng cũng khó khăn vì nhiều di tích, đền chùa, miếu mạo sử dụng sơn công nghiệp để trùng tu lại.
Bình phong gỗ sơn thếp thời Nguyễn. Những năm gần đây, sự phục hưng trở lại của tôn giáo tín ngưỡng giúp nghề điêu khắc tượng gỗ và dát vàng có điều kiện phát triển trở lại, nhưng cũng khó khăn vì nhiều di tích, đền chùa, miếu mạo sử dụng sơn công nghiệp để trùng tu lại.

Long đình - một loại kiệu có mui dùng trong các đám rước thần, làm bằng gỗ sơn thếp từ thế kỷ 18.
Long đình - một loại kiệu có mui dùng trong các đám rước thần, làm bằng gỗ sơn thếp từ thế kỷ 18.

Tượng Phỗng bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ 18-19. Phỗng là tượng người làm bằng những chất liệu như gỗ, đất, đá, đặt ở đền, chùa, đình, miếu, được coi là người đứng hầu nơi thờ tự. Tượng Phỗng thường trong tư thế đứng hoặc quỳ, hai tay đưa lên phía trước để dâng đèn hoặc nến.
Tượng Phỗng bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ 18-19. Phỗng là tượng người làm bằng những chất liệu như gỗ, đất, đá, đặt ở đền, chùa, đình, miếu, được coi là người đứng hầu nơi thờ tự. Tượng Phỗng thường trong tư thế đứng hoặc quỳ, hai tay đưa lên phía trước để dâng đèn hoặc nến.

Bộ đồ thờ cúng tổ tiên điển hình cố truyền trong gia đình Việt Nam gồm hương án, khám thờ, đài thờ, lư hương, hộp đựng bài vị, lọ, chân nến, ngoài ra còn có hoành phi, câu đối. Phong tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là tục lập bàn thờ người thân đã mất ở nhà và cúng bái hàng ngày hoặc trong những dịp sóc vọng, giỗ, Tết... Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt ban thờ khác nhau. Ban thờ bao giờ cũng được đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà.
Bộ đồ thờ cúng tổ tiên điển hình cố truyền trong gia đình Việt Nam gồm hương án, khám thờ, đài thờ, lư hương, hộp đựng bài vị, lọ, chân nến, ngoài ra còn có hoành phi, câu đối. Phong tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là tục lập bàn thờ người thân đã mất ở nhà và cúng bái hàng ngày hoặc trong những dịp sóc vọng, giỗ, Tết... Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt ban thờ khác nhau. Ban thờ bao giờ cũng được đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà.

 

Theo Quý Đoàn - Dân trí

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng