Tin văn nghệ
Kết nối cảm xúc qua nhiếp ảnh
09:17 | 26/05/2021
Để khơi dậy những kết nối cảm xúc giữa các cá nhân, nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ấn tượng được trưng bày trong hai triển lãm Khuôn dạng | Format và Những ngã rẽ: Góc nhìn từ châu Âu tại Hà Nội. Chương trình do Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) phối hợp với Viện Pháp Hà Nội – L’Espace tổ chức.
 
Kết nối cảm xúc qua nhiếp ảnh
Một số tác phẩm tại triển lãm Khuôn dạng | Format
Tại triển lãm Khuôn dạng | Format, 8 nghệ sĩ nhiếp ảnh: Nguyễn Phương & Joseph Gobin, Duy Phương, Yến Dương, Trần Lê Quỳnh Anh, Prune Phi, Duy Tuấn và Alexandre Dupeyron đã chọn cách phản ứng với sự mất kết nối của con người theo hướng riêng của mình. Họ biến quá trình chụp ảnh thành phương pháp luận để tìm kiếm sự kết nối cảm xúc giữa mỗi cá nhân với nhau. Nhiều thử nghiệm các quy trình nhiếp ảnh thủ công để nhấn mạnh mối tương quan giữa họ với thiên nhiên và môi trường xung quanh, nghệ sĩ khác lại sử dụng những khuôn dạng mở rộng của nhiếp ảnh để tìm kiếm sự gắn kết giữa gia đình và dân tộc, đồng thời thông qua sự quan sát tinh tế và tự vấn bản thân, làm nổi bật một cách ý nhị những nghịch lý xã hội.
 
Như dòng suy nghĩ của tác giả Duy Phương về những tác phẩm của mình trưng bày tại triển lãm Khuôn dạng | Format, từ việc chụp lại những bảng quảng cáo tại những công trình đô thị và chung cư đang xây dựng, những thắc mắc cứ thế hiện lên, dành cho những ngữ cảnh mà bức ảnh được tạo ra cũng như nơi chốn mà chúng ta đã được sắp đặt. Nhiều tầng nghĩa hiện lên tự như các biển quảng cáo được sao chép cùng kĩ thuật chồng lớp, chúng đã cho ra những hình ảnh đậm chất thơ mộng và hư ảo nhưng lại tràn ngập cảm giác đơn độc, lẻ loi.
 

Dự án “Những Ảo Ảnh” của Duy Phương giúp chúng ta hiểu hơn về việc tái tạo, để cho ra cái gì hay điều gì. Và việc ấy dùng cho mục đích như thế nào và chúng phục vụ những ai.
 
Những ngã rẽ: Góc nhìn từ châu Âu đưa người xem tới các nền văn hoá của 8 quốc gia châu Âu khác nhau nhằm mang tới những cảm quan và lăng kính cuộc sống đa chiều, thu hẹp khoảng cách khác biệt văn hoá và những mối quan tâm thời đại giữa các quốc gia.
 
Đại diện cho những góc nhìn của văn hoá Việt Nam, dự án của Nguyễn Thị Mỹ Liên (Thuỵ Sĩ) gắn liền với hành trình đi tìm về giá trị văn hoá nguồn cội ảnh hưởng lên cuộc sống của bản thân hay trong khi đó, Nic Shonfeld (Anh) cùng các nhà thiết kế bản địa, thổi hồn cho sức sống mới cho nghề dệt thủ công của dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam.
 

Một tác phẩm trong dự án của Nguyễn Thị Mỹ Liên (Thuỵ Sĩ)
 
Khi mở rộng ra góc nhìn của châu Âu, dự án của Malte Sanger (Đức) nghiên cứu cách những tiến bộ công nghệ đang dần dần xâm nhập vào không gian sống của con người và trở thành một phần không thể tách rời với mỗi cá nhân. Còn dự án phát triển bởi Roselena Ramistella (Ý) lại là câu chuyện về sự dũng cảm của những ngư dân vùng Mammellone bám biển, cứu trợ những người vượt biên đang ở ranh giới giữa sự sống và cái chết.
 
Từ ngày 12/5 cho tới 12/6 tức khoảng thời gian diễn ra sự kiện, theo chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế, người tới tham quan và thưởng thức các tác phẩm của hai triển lãm phải tuân thủ chặt chẽ các quy định phòng chống dịch bệnh tại VCCA: đeo khẩu trang đúng cách, giãn cách đám đông, đo thân nhiệt, khai báo y tế và thường xuyên sát khuẩn tay thường xuyên.
 
Một số tác phẩm tại hai triển lãm: 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Theo Thanh Tùng - Văn nghệ Quân đội Online
 
 
 
 
 
 
Các bài mới
Các bài đã đăng