Tin văn nghệ
Ấn tượng âm hưởng cung đình Việt thế kỷ 17 dưới nét vẽ Phan Cẩm Thượng
15:15 | 15/04/2022
Những bức tranh trong triển lãm của nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng lần này đậm chất mỹ thuật cổ, nhưng hiện ra là những nét duyên riêng, nhẹ nhàng và mềm mại...
 
Ấn tượng âm hưởng cung đình Việt thế kỷ 17 dưới nét vẽ Phan Cẩm Thượng
Đời sống người Việt xưa sống động qua âm hưởng trang phục và tập tục cung đình thế kỷ 17. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tập tục cung đình Việt thế kỷ 17 có những âm hưởng vào đời sống như thế nào? Có ai biết dưới lớp xiêm y  người phụ nữ thời đó dùng "thiết bị" gì để nâng đỡ vòng một? Và thời đó họ đã sử dụng hình xăm để trang điểm hay chưa? Những điều đó khán giả có thể khám phá được qua những bức họa của nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng tại triển lãm tranh của ông đang diễn ra tại không gian The Muse Art Space (47 Tràng Tiền) từ ngày 15/4-9/5.
 
Sau thời gian phục chế điêu khắc chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), năm 2018, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng bắt đầu vẽ dưới âm hưởng về phục trang và tập tục cung đình trong thế kỷ 17, thông qua hai bộ tượng chân dung các quý tộc Lê Trịnh, chùa Mật và chùa Bút Tháp. Nhờ vậy mà hình ảnh người Việt với âm hưởng từ thế kỷ 17 đã được tái hiện đầy duy mỹ trên tranh và đến với người xem hôm nay
 
Ông Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nhận xét: Hình tượng rồng, phượng, mây cuộn như bật ra từ những đồ án hoa văn cổ để xuất hiện trên tranh của ông Phan Cẩm Thượng một cách đặc trưng nhưng cũng rất riêng. Họa sỹ khai thác rất nhiều ngôn ngữ trang trí trong mỹ thuật cổ nhưng nhờ sự duyên dáng trong nét vẽ đã đem lại cho người xem cảm giác hết sức nhẹ nhõm, không căng thẳng, gây sốc thị giác hay tạo nên va đập.
 
An tuong am huong cung dinh Viet the ky 17 duoi net ve Phan Cam Thuong hinh anh 2
Một tác phẩm tại triển lãm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
 
“Đó là những chuyển động mềm mại y như chính chất liệu giấy dó mà Phan Cẩm Thượng chọn để gửi gắm tâm tư của  mình. Nó cho thấy, phẩm chất, tính cách của Phan Cẩm Thượng được gói trong chữ 'Nhàn.' Đề tài trên những bức tranh triển lãm cũng đều câu chuyện thường nhật từ nhiều thế kỷ, vì thế chưa bao giờ cũ, vẫn là vẻ đẹp của những người đàn ông đàn bà Việt, mà qua nhiều thế kỷ vẫn giữ được cái nét lành, sạch trời cho," họa sĩ Lương Xuân Đoàn phân tích.
 
Theo giám tuyển Vân Vi, triển lãm là thành quả của một năm ấp ủ, chuẩn bị trước khi đến được với khán giả Thủ đô - một nội dung cổ cũ nhưng “tổng hòa lại mang chiều hướng hiện đại, mới - chứ không hề cũ."
 
Tôi đã thuyết phục bằng được nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho làm triển lãm bởi ở ông, tôi thấy hội tụ đủ phong cách tạo hình riêng, đại diện một lối tư duy, lối sống đặc trưng," giám tuyển Vân Vi chia sẻ thêm.
 
Bằng đĩa màu tự nhiên trên giấy dó và lụa, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng thể hiện sự thừa hưởng cách dùng màu của mỹ thuật cổ Việt Nam - loại màu mà theo thời gian sẽ càng lúc càng đằm hơn. Những bức tranh của ông Thượng được cho là một đóng góp rất đặc sắc cho giấy dó, một chất liệu mà không phải cũng can đảm để thử nghiệm trong dòng mỹ thuật đương đại./.
 
Dưới đây là một số hình ảnh, tác phẩm tại triển lãm.
 
An tuong am huong cung dinh Viet the ky 17 duoi net ve Phan Cam Thuong hinh anh 3
 
An tuong am huong cung dinh Viet the ky 17 duoi net ve Phan Cam Thuong hinh anh 4
 
An tuong am huong cung dinh Viet the ky 17 duoi net ve Phan Cam Thuong hinh anh 5
(Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
 
 

 

Theo Minh Anh - Vietnam+

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng