Cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, luôn nỗ lực, cố gắng chăm lo toàn diện cho người có công với cách mạng.
Với số lượng người có công lên tới gần 80 vạn người, chiếm khoảng 12,5% dân số của thành phố và bằng gần 10% tổng số người có công của cả nước, Hà Nội đã vượt qua những khó khăn, thách thức, luôn thực hiện tốt các chương trình đền ơn đáp nghĩa, là địa phương tiêu biểu của cả nước trong việc thực hiện các chính sách đối với người có công.
Bên cạch đó, tại triển lãm còn có không gian trưng bày hiện vật, kỷ vật, sách, tác phẩm văn hóa nghệ thuật về đề tài thương binh, liệt sỹ, gia đình cách mạng và người có công (một số kỷ vật của các anh hùng liệt sỹ của Hà Nội như: Liệt sỹ Vũ Xuân Thiều, liệt sỹ Đặng Thùy Trâm, liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc…).
Triển lãm là một hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm tôn vinh, tri ân tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ, thương binh và người có công với cách mạng đã hy sinh, cống hiến hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; tiếp tục nêu cao và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc trong thời kỳ mới.
Các hiện vật trưng bày tại triển lãm:
Mảnh nhôm khắc tên liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc
Hồ sơ cán bộ của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm