Văn nghệ dân gian
Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven cửa biển Tư Hiền trong đời sống đương đại
09:30 | 28/01/2022

TRẦN VĂN DŨNG

Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven cửa biển Tư Hiền trong đời sống đương đại
Ảnh minh họa (Internet)

Cửa biển Tư Hiền nằm giữa xã Vinh Hiền và Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ xưa đến cho nay, cửa biển Tư Hiền là một thắng cảnh nổi tiếng, có vị trí chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Quá trình tụ cư lập nghiệp trên vùng đất lành cùng với sự phát đạt của nghề đi biển đã làm cho cư dân làng Phụ An nằm ven cửa biển Tư Hiền tạo dựng các giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống mang nét đặc trưng riêng, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần phong phú của họ. Hệ thống công trình kiến trúc thờ thần và số lượng khá nhiều vị thần được cư dân làng Phụ An hiện đang thờ phụng và thực hành nghi lễ tế tự, cho đến sự phong phú của các thần tích được truyền tụng trong dân gian đã cho thấy vai trò quan trọng của đời sống văn hoá tín ngưỡng trong lịch sử phát triển của vùng đất này.

1. Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven cửa biển Tư Hiền

Địa cuộc và cảnh quan làng Phụ An nằm ven cửa biển Tư Hiền[1], từ lâu cửa biển Tư Hiền đã trở thành hải khẩu quân sự quan trọng trong lịch sử, đầu mối giao dịch hàng hải nội thương cũng như ngoại thương. Vào thời chúa Nguyễn, làng Phụ An mang tên là Trị Lũy thuộc tổng Diêm Trường, huyện Phú Vang[2], sau này được đổi tên là Phụ Lũy. Vào đầu triều vua Gia Long (1802-1820), sau đợt tổng lập địa bạ trên toàn quốc, tổng diện tích đất đai của làng là 556 mẫu, 2 sào, 5 thước, 9 tấc; trong đó diện tích tư điền là 98 mẫu, 13 thước, 9 tấc; tư thổ: 16 mẫu, 8 sào, 4 thước, 7 tấc. Riêng đất dành cho mộ địa: 41 mẫu, 2 sào, 13 thước, 5 tấc; đất rừng: 5 mẫu, 4 sào, 4 thước; và hoang nhàn, cát trắng: 394 mẫu, 5 sào, 14 thước, 8 tấc. Về tứ cận ranh giới, phía đông của làng giáp với xã Vinh Hòa và biển, phía tây giáp xã Vinh Hòa, có cột đá làm giới, phía nam giáp xã Vinh Hòa và sông, phía bắc giáp với thôn Đông Dương, có cột đá làm giới[3]. Với địa thế vùng đất nằm bên cạnh cửa biển, tiếp giáp với đầm phá nên vùng đất Phụ Lũy không chỉ lý tưởng về mặt phong thủy mà nơi đây rất thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền để tránh được sóng gió vào mùa mưa bão và giao thương trao đổi hàng hóa, đi lại giữa các vùng, miền. Sự phát triển kinh tế ngư nghiệp của cư dân nơi đây đã đưa đến hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa diễn ra ngày càng nhộn nhịp và vị trí nằm gần hệ thống đồn lũy phòng thủ cửa biển, kiểm soát thuyền bè qua lại đã tạo tiền đề khởi đầu cho sự hình thành chợ Phụ Lũy nổi tiếng một thời. Đến thời vua Thiệu Trị, làng Phụ Lũy được đổi tên thành Phụ An. Triều vua Đồng Khánh, làng Phụ An thuộc tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc[4], và danh xưng này tồn tại mãi đến hôm nay.

Do đặc thù địa lý, cư dân vùng biển làng Phụ An sinh sống dọc bờ biển, mưu sinh trên biển, sự mong manh trước biển cả mênh mông đã tạo cho họ một niềm tin tín ngưỡng mãnh liệt hơn so với cư dân các vùng nông nghiệp khác. Bối cảnh môi sinh của vùng biển khiến cư dân làng Phụ An phải sớm thích ứng để sinh tồn và phát triển. Các nghi lễ, lễ hội truyền thống của làng Phụ An vẫn được tổ chức đều đặn hằng năm, phong tục, tập quán của cư dân làng biển vẫn được người dân ở đây truyền từ đời này sang đời khác. Những nét văn hóa đó có vai trò quan trọng đối với đời sống văn hóa tâm linh của người dân. Mỗi lần ra khơi, người ta luôn tin rằng có các vị thần linh, có những vong hồn nơi biển cả phù hộ độ trì cho họ ra khơi gặp may mắn và trở về an toàn. Tinh thần người dân vững vàng thì mọi việc mới thuận buồm xuôi gió. Có thể nói, hình thành dựa trên niềm tin của con người vào cái siêu nhiên, tín ngưỡng của cộng đồng của cư dân làng Phụ An ven cửa biển Tư Hiền đã phản ánh rõ nét một cách thức ứng xử của cư dân nơi đây trước môi trường sống đặc thù của mình.

Làng Phụ An ven cửa biển Tư Hiền hiện còn bảo lưu nhiều sắc phong thần. Qua nội dung sắc phong, văn tế cho chúng ta thấy dân làng Phụ An rất sùng tín phụng thờ các vị thần biển, thủy thần, đồng thời các vị thần linh này đã được đưa vào tự điển như:

- 大 乾 國 家 南 海 四 位 贈 含 弘 光 大 至 德 溥 博 顯 化 莊 徽 翊 保 中 興 上 等 神 Đại Càn Quốc Gia Nam Hải tứ vị tặng Hàm Hoằng Quang Đại Chí Đức Phổ Bác Hiển Hóa Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng thượng đẳng thần.

- 高 閣 贈 弘 謨 偉 略 敦 厚 孚 佑 濯 洋 卓 偉 翊 保 中 興 上 等 神 Cao Các tặng Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Ngưng Phu Hữu Trạc Dương Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng thượng đẳng thần.

- 己 未 科 進 士 飛 運 將 軍 贈 顯 文 昭 節 芳 猷 俊 望 光 懿 翊 保 中 興 中 等 神 著 加 贈 卓 偉 上 等 神 Kỷ Mùi khoa Tiến sĩ Phi Vận tướng quân tặng Hiển Văn Chiêu Tiết Phương Du Tuấn Vọng Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng trung đẳng thần, trứ gia tặng Trác Vĩ thượng đẳng thần.

- 一 狼 龍 王 贈 英 靈 赫 濯 弘 利 普 德 汪 潤 宏 洽 翊 保 中 興 上 等 神 Nhất Lang Long Vương tặng Anh Linh Hách Trạc Hoằng Lợi Phổ Đức Uông Nhuận Hoành Hợp Dực Bảo Trung Hưng thượng đẳng thần.

-  二 狼 龍 王 龐 贈

Tác giả: Trần Văn Dũng
Các bài mới
Các bài đã đăng