Phòng chống COVID-19
Cập nhật dịch Covid-19 ngày 9-6: Số ca mắc trong nước đang chững lại
09:52 | 09/06/2021
Sáng 9-6, Việt Nam ghi nhận 41 ca nhiễm trong nước tại hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh đều trong khu cách ly, phong tỏa. Số ca mắc trong nước đang chững lại và có xu hướng giảm dần trong những ngày qua. 
 
Cập nhật dịch Covid-19 ngày 9-6: Số ca mắc trong nước đang chững lại

 

Sáng 9-6: Thêm 64 ca nhiễm Covid-19 mới -0

12 giờ qua, Việt Nam ghi nhận thêm 64 ca mắc mới (BN9159-9222) bao gồm 23 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP Hồ Chí Minh (15), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Long An (1) và 41 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (24), Bắc Ninh (17) đều là các ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
 
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 184.443 người, trong đó có 5.093 người cách ly tập trung tại bệnh viện.
 
Tính đến 6 giờ ngày 9-6, Việt Nam có tổng cộng 7.614 ca ghi nhận trong nước và 1.608 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay là 6.044 ca.
 
Có 16 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
 
Số lượng xét nghiệm từ 29-4 đến nay đã thực hiện 1.784.306 mẫu cho 3.763.592 lượt người.
 
Cập nhật dịch Covid-19 ngày 9-6: Số ca mắc trong nước đang chững lại -0
 
Ngày 8-6, Việt Nam ghi nhận 175 ca mắc mới Covid-19 tại sáu tỉnh, thành phố. 16 ngày qua, kể khi xác lập số ca mắc cao kỷ lục tới 447 ca nhiễm/ngày vào 25-5, hôm qua, số ca ghi nhận tại Việt Nam mới giảm xuống dưới 200 ca/ngày.  
 
Ngày hôm qua, Việt Nam có thêm 40 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 3.549 ca. Hai ca được công bố tử vong trong ngày 8-6 đều có bệnh lý nền nặng, nhiễm SARS-CoV-2. 
 
Từ ngày 27-4 đến 14 giờ ngày 8-6, cả nước ghi nhận 6.251 ca mắc Covid-19 tại 39 tỉnh, thành phố, 16 địa phương đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới; Bảy địa phương không có lây nhiễm thứ phát; 16 địa phương chưa qua 14 ngày với tổng số 5.817 ca mắc...
 
Trong đó năm địa phương ghi nhận số ca mắc cao là: TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng. Các trường hợp mắc mới hầu hết là các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được cách ly từ trước hoặc trong khu vực đã phong toả.
 
Đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh trong nước cơ bản đã được kiểm soát. Bộ Y tế nhận định trong những ngày tới, tại Bắc Giang, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới do nhiều trường hợp đã bị phơi nhiễm từ trước, hầu hết đã được cách ly hoặc trong khu vực phong tỏa, số ca mắc mới bắt đầu có xu hướng chững lại.
 
Tại các ổ dịch Bắc Giang, Bắc Ninh, số ca mắc giảm dần và từng bước được kiểm soát rất tốt. Tuy nhiên, ổ dịch tại TP Hồ Chí Minh được xác định phức tạp khi số ca nhiễm vẫn tăng lên từng ngày, trong đó có nhiều ca được phát hiện qua khám sàng lọc. Tại Hà Nội, ổ dịch mới liên quan đến người phụ nữ bán rau ở thị trấn Đông Anh đã phát hiện thêm trường hợp nhiễm mới. 
 
Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra chiều 8-6, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương ban hành hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm; thúc đẩy thí điểm công nghệ xét nghiệm Covid-19 sử dụng mẫu nước bọt; nhanh chóng tiếp cận công nghệ kết hợp giữa xét nghiệm sinh học với quang học, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). 
 
Ngoài ra, Thường trực Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế khẩn trương đúc rút kinh nghiệm trong đợt chống dịch tại Bắc Ninh, Bắc Giang để sớm ban hành Sổ tay phòng, chống dịch bệnh trong các khu công nghiệp và phổ biến ngay cho các địa phương.
 
Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện quy trình đưa đón chuyên gia, người Việt Nam bị mắc kẹt ở nước ngoài về nước, tạo thành quy trình quản lý khép kín, từ khi tiếp nhận đăng ký nhập cảnh, cách ly tập trung, theo dõi y tế tại nhà… Dự kiến, những người nhập cảnh vào Việt Nam được phân loại thành các nhóm khác nhau.
 
 
Theo Báo Nhân Dân Online
 
 
 
 
 
 
 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng