Một ngày tuần cuối của tháng tư, nói về âm lịch là tháng ba, đoàn Nhà văn Thừa Thiên Huế lên đường bằng xe ô tô ra thăm tỉnh Quảng Trị sau khi đã khai mạc Trại sáng tác Văn học Biển đảo Quảng Trị - Cồn Cỏ năm 2013 từ 24/4 đến 4/05 ở Huế.
Khoảng hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã có mặt ở thành phố Đông Hà. Không hề dừng lại ở đây, xe chạy luôn lên Khe Sanh huyện Hướng Hóa. Gần tám chín chục cây số, dưới nhiệt độ chừng ba mươi lăm độ C, chúng tôi có mặt ở ngay Làng Vây và di tích Sân bay Tà Cơn mấy chục năm về trước 1968 - 1971.
Tà Cơn ở miền núi, rừng đồi nối nhau nằm dài cả trên sự khốc liệt của đất đỏ, nước non khô cạn. Nếu tính diện tích của sân bay, mấy anh trực ở đây công bố là 200 héc ta, đường bằng khoảng ngắn chỉ là 1.200m dài: đây là sân bay trực thăng của quân đội Mỹ mấy chục năm trước. Họ đã thua ta tan tác, chạy mất tăm từ đó. Tọa độ pháo binh của ta đã “tiễn đưa” quân Mỹ một cách ngon lành. Những cổ vật để lại trước mắt mọi người dân quần chúng, kể cả quốc tế. Ai muốn vào thăm cứ thoải mái đến nơi, chẳng ai bị ngăn cách.
Tôi đi bộ nhanh vào trước, làm cho cả đoàn nhà văn mười người tuổi tác còn thấp hơn đi sau tôi; sự thua kém vui này của các bạn đồng nghiệp Huế nổ ra một trận cười hoan hô. Tôi bỏ qua chiếc hầm trú ẩn của Mỹ quá chắc chắn còn nguyên, gồm những bao bì đất cát bên trong, bên ngoài là bao vải ni lông gần như còn khá mới, mặc kệ cho bao nhiêu trận trời mưa to nhỏ dội xuống. Ở ngoài chợ các nơi ở thành phố Huế, Hà Nội, Sài Gòn tất cả bao vải ni lông ở đây đều không có mà bán cho dân về dùng ở nhà, ở phường xóm thôn.
Tôi dở sổ sách ra ghi chép luôn sát bên cạnh chiếc trực thăng UH - 1H. Số 83 ghi ở trên đầu, chiều cao 5,5m, chiều dài 1l,34m. Màu xanh đậm khá đẹp của trực thăng bỗng dưng được một bầy chim sẻ sà tới đậu khắp trên lưng trên đuôi của nó. Chim sẻ này khá quen thân ở nông thôn, có thể đậu một con trên vai tôi. Sự thân ái con người của chim sẻ mà!
Tôi giơ tay như tạm biệt đàn sẻ, bước tới phía Đông Nam sát sạt bên chiếc trực thăng thứ 2. Chiếc này khác chiếc nọ. Gần như không có đuôi, chỉ vuông vắn tròn trịa đằng sau. Các cánh quay khi bay như mới làm vậy, không hề bị xây xát một tí. Nhưng không thấy chim sẻ sà tới như ở chiếc trực thăng số 1 kia. Tôi thấy chiếc trực thăng số 2 này chỉ cô đơn một mình. Tôi liếc mắt rất sâu nhìn ngó những tấm cửa sổ nhỏ hai bên thân của chiếc trực thăng này. Họ để cho các lính xe tăng ngồi ở trong có thể nhìn xét ra ngoài trong lúc đang bay. Thật là lạ! Sở dĩ không có đuôi mà chỉ có những móc lớn ở dưới bụng, để mếc vào đó chiếc xe tăng sẽ sà xuống đất mà hoạt động. Quân Mỹ nghĩ vậy mà làm như vậy những năm qua. Số hiệu trên đầu trực thăng là 025, trên thân đằng sau là 8025 dưới hàng chữ US Army.
Cách xa hơn vài trăm mét về phía Đông mấy chiếc trực thăng này là chiếc máy bay loại lớn hơn, chuyên chở những vật dụng hàng hóa dùng cho cuộc sống của đội quân Mỹ, thực phẩm đồ ăn thức uống, và cả quần áo bên ngoài, bên trong kể cả những đồ lót....
Cách trên trời xuống đất của những trực thăng quân sự này ở Tà Cơn là cách “bung dù” đằng sau. Bởi vì đường băng ngắn, rõ ràng. Bị quân ta săn bắn bằng pháo binh, đội quân Mỹ không xuống đất được, họ chỉ ném xuống đất những gì cần ném. Và chuồn ngay lập tức, vội vàng...
Nhà văn Hồng Nhu và đôi trai gái người Mỹ
Chúng tôi rời di tích sân bay để ra cổng. Đùng một cái, một đôi trai gái xộc tới, nhẹ nhàng. Cả đoàn ra cổng ngồi đợi tôi khi thấy tôi xuất hiện là lạ “Hê lô!” dừng đôi trai gái lại vì họ là người Mỹ. Rất tin mình đoán đúng, bởi vì đôi trai gái vừa vào xem xong rồi, tôi nói với hai đứa như hàng con cháu tôi, rất nhanh và hay. Cô gái cúi đầu nhẹ nhõm, dễ thương. Chàng trai trẻ măng quàng tay ôm tôi từ sau lưng như đối với bác, chú, rồi cười phấn chấn và lãng mạn. Thấy cảnh này, đoàn nhà văn Huế chạy tới, đưa khá nhiều máy chụp ảnh lên. Một hai ba... xong rồi! Đôi trai gái chào chúng tôi, từ từ bước lên xe du lịch con đến đón họ.
Chúng tôi sau khi lên Làng Vây hồi xưa nay đã quá vắng lặng, và không còn người dân tiếng tăm nào cắm rễ ở đây nữa để tiếp tục trò chuyện. Tôi nghĩ bụng rằng vào một dịp khác để tới làng văn hóa nay là Hòa Thành ngoài phố. Đoàn sẽ trở về Hotel Tùng Việt, nơi Ban Chấp hành Hội Nhà văn tỉnh đã đặt chỗ trước rồi. Sẽ ăn tối ở Tùng Việt vào lúc sáu giờ chiều. Lúc này mới gần một giờ chiều, chưa ăn trưa, chúng tôi sà vào một quán ăn cạnh bên đường quan. Vừa ăn tôi vừa kể chuyện đôi trai gái Mỹ cho cả đoàn nghe. Chàng trai to cao, da rất trắng, mặt rất cân đối, đẹp trai vào loại nhất nhì. Cô gái tóc như mây, mắt xanh rất tuyệt. Mặt mày vừa trang trọng vừa như có tài danh; tôi sực nhớ đến Truyện Kiều, có thể so sánh với chị em Thúy Kiều, Thúy Vân của Nguyễn Du ở Việt Nam mình: “Vân vừa trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da/ Kiều càng sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc lại là phần hơn/ Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh/ Một hai nghiêng nước nghiêng thành...”. Cô gái này chẳng biết là vợ hay bồ của chàng trai. Bố của chàng mất đã lâu ở bên nước. Ông ấy chính là phi công lái trực thăng ở ngay Tà Cơn này. Trong gia đình ông chưa có một ai qua đây. Chàng trai là con trai út của ông, người đầu tiên tốt đẹp sang Việt Nam lần này. Chàng đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành Y tế, giờ đây đang làm luận án tiến sĩ. Hai năm nữa chàng mới bảo vệ luận án. Ở nhà bên đó, còn người mẹ chàng tuổi đã cao nhưng rất thọ. Tất cả tiền nong qua Việt Nam lần này, cô gái đó của cháu - chàng trai nói với tôi - bỏ ra trọn vẹn. Như vậy, tôi gật đầu xác nhận cô bé đó là bồ của chàng trai, hơn nữa là vợ chưa cưới của chàng.
Mấy bạn nhà văn nhà thơ trong đoàn hỏi tôi tên thật của chàng trai Mỹ. Tôi ngần ngại một lát, rồi nói:
- Nghe hắn xướng một cú: “Van Persie!” Rồi sau, một cú tiếp: “Gibs!”.
Tôi giải thích cho các bạn mình hiểu rằng: Thôi kệ! có lẽ chàng trai trẻ Mỹ hô tên bản thân không đúng, không gian dối vì vui vẻ, vì muốn trùng tên; vì hắn mê thích đội bóng đá vô địch năm nay ở nước Anh là Manchester United trước cả 4 trận đấu nữa. Hai tên tuổi của họ là hai cầu thủ trứ danh: Persi và Gibs. Hắn tự mình nghĩ rằng mình là một công dân Mỹ quốc vô cùng bái phục dân tộc Việt Nam ở tỉnh Quảng Trị đã chiến thắng vô cùng khốc liệt, vô cùng vinh quang ở Tà Cơn mấy chục năm trước đây! Chàng trai kể riêng cho tôi nghe câu chuyện mà người phi công trực thăng là bố đẻ của chàng đã kể lại về chiến công của quân dân Việt Nam ở sân bay Tà Cơn cùng ở Làng Vây nữa, cho cả gia đình của ông nghe ròng rã cả bao nhiêu năm đối với cả dân nước Mỹ; trước khi ông trở về nằm dưới nấm mồ của chính ông ở đất nước Mỹ.
Cảnh đẹp của Tà Cơn ngày hôm nay càng đẹp càng huy hoàng vì núi rừng vì đường sá, cầu cống, công trình hiện đại..., cả những con chim và cả những Con Người.
27/4/2013
H.N